Bệnh REOVIRUS trên Vịt

Nguyên nhân: Là một bệnh truyền nhiễm do virus Reoviridae gây ra, gọi theo tiếng anh là Duck Reovirus (DRV). Đây là bệnh nguy hiểm và gây thiệt hại kinh tế nghiêm trọng trong ngành chăn nuôi vịt.

Con đường lây nhiễm: Bệnh có thể lây truyền theo chiều ngang qua tiếp xúc trực tiếp với những con vịt bị nhiễm bệnh, gây nhiễm trùng đường hô hấp và đường tiêu hóa. Những con vịt khỏe mạnh có thể bị nhiễm bệnh thông qua nước, thức ăn hay các vật thể bị ô nhiễm. Ngoài ra, bệnh còn có khả năng truyền dọc sang vịt con. Bệnh dễ phát sinh trong điều kiện thời tiết thay đổi đột ngột, điều kiện vệ sinh kém, mật độ nuôi dày.

Triệu chứng: Vịt thường phát bệnh từ 2 đến 14 ngày, đỉnh điểm tử vong là 5 đến 7 ngày sau khi phát bệnh.Vịt, ngan ốm và ngỗng ốm thường rất suy nhược, không muốn vận động; thể trạng yếu, chân yếu, hay co rúm; Vịt, ngan sốt cao, ủ rũ, giảm ăn, chán ăn, uống nhiều; tiêu chảy, phân dính bết hậu môn, phân lỏng màu vàng, trắng xám hoặc trắng lẫn cả phân xanh, có lẫn chất nhầy. Tình trạng nặng vịt thở gấp, ốm mất nước, sụt cân nhanh, cuối cùng chết vì kiệt sức. Vịt chết nghẹo cổ về phía sau.

Bệnh tích: Gan sưng to có màu đỏ nâu nhạt, bở dễ nát, trên bề mặt gan xuất hiện các biến đổi: Bề mặt và nhu mô gan có các điểm hoặc chấm xuất huyết, mắt thường có thể quan sát với nhiều kích thước khác nhau từ đầu đinh ghim đến hạt gạo; Xuất hiện các điểm hoại tử màu trắng xám hoặc đốm hoại tử màu vàng xám, đôi khi có vết hoại tử dạng đốm, mép không đều và xỉn màu như hình bông hoa. Lách to ra có màu đỏ sẫm hoặc tím đen, cứng, trên mặt và mặt cắt có nhiều chấm hoặc ổ hoại tử màu trắng, trắng vàng với kích thước khác nhau. Tuyến tụy nhợt nhạt hoặc xung huyết và chảy máu, với các đốm nhỏ màu trắng xám lan tỏa hoặc khu trú hoặc các ổ hoại tử có kích thước khác nhau trên bề mặt, hình dạng tương đối đều đặn và tròn. Một số tràn dịch màng ngoài tim, viêm màng ngoài tim, viêm quanh thận, sung huyết và sưng thận, đôi khi có những chấm hoại tử màu trắng xám, thành ruột mỏng ở nửa sau, có bọt bên trong. Sưng đa khớp chân, què chân, đi lại khó khăn.

Chẩn đoán: Chẩn đoán lâm sàng dựa trên các triệu chứng và bệnh tích đặc trưng của Reoviruts thường dễ nhầm lẫn với các bệnh khác:

Bệnh do Reovirus: Gây sưng khớp và liệt bàn chân vịt con, thường là bàn chân hai bên, kéo dài từ 2 đến 3 tuần. Có các biểu hiện như đốm trắng ở gan, đốm lách.

Bệnh do Tembusu virus: Có biểu hiện thần kinh, quay đầu, lật ngửa. Gây hội chứng giảm đẻ trên vịt đẻ.- Thoái hoá, xuất huyết hoặc hoại tử cơ tim.

Bệnh bại huyết trên vịt: Thường có biểu hiện liệt toàn thân, lắc đầu, gật đầu, vặn mình. Viêm màng ngoài tim, gan, viêm túi khí và hoại tử lách.

Phòng và can thiệp bệnh: Sử dụng Vaccine phòng bệnh: Vịt sinh sản có thể được chủng ngừa bằng vaccine reovirus bất hoạt hơn hai lần trước khi đẻ. Vịt thương phẩm có thể được tiêm vaccine reovirus giảm độc lực ở 1 ngày tuổi. Cải thiện khả năng miễn dịch và phá vỡ ức chế miễn dịch: Ở giai đoạn úm, chú ý sử dụng các chất có tác dụng tăng cường khả năng miễn dịch, như polysaccharides hoặc sử dụng các peptide để phá vỡ ức chế miễn dịch và kiểm soát sự phát triển của virus. Bổ sung beta glucan hoặc chiết xuất saponin giúp tăng cường miễn dịch.

Bảo vệ gan và tăng cường chức năng cho thận: Sử dụng nước uống bổ gan mật từ 3 – 5 ngày. Khi bị bệnh dùng giải độc gan thận cấp tốc. Bổ trợ các vitamin bổ trợ: ADE, B12, B6; Multivit và men tiêu hóa Probiotic one, Probiotic 101, Super Biotek.

Các dịch vụ liên quan

English EN Vietnamese VI