Kỹ thuật nuôi Ếch.

Hiện nay, mô hình nuôi ếch đang dần phổ biến ở nhiều địa phương, sức cạnh tranh thị trường ngày một tăng cao. Vì vậy, người chăn nuôi cần được tiếp cận với những kĩ thuật nuôi ếch bài bản hơn, để đạt được hiệu quả kinh tế tốt nhất, đem lại nguồn lợi nhuận cao.

Đặc điểm sinh học: Ếch là loài lưỡng cư, thích sống trong môi trường nước sạch, không ô nhiễm. Có thể sử dụng nước giếng, nước sông hay nước ao hồ để nuôi ếch với điều kiện độ mặn không quá 5‰,  pH nước trong khoảng 6,5 – 8,5, nhiệt độ nước tốt nhất 28 – 300C. Ếch khá thích nơi yên tĩnh, ít người qua lại, sợ rắn, chim, chuột, đặc biệt rất nhạy cảm với kim loại nặng, tàn thuốc lá và các chất độc khác.

Tập tính ăn uống: Thức ăn tự nhiên của ếch là các loài động vật sống, con mồi phải di động như các loài côn trùng: Ốc, giun, dế, cua, tép, lươn, chạch, cá nhỏ…Ếch có khả năng nhảy xa, bơi lội giỏi, song thực chất chúng sống khá thụ động, chỉ quanh quẩn gần nơi ở, ếch thường ngồi một chỗ để quan sát những con mồi di động, khi con mồi tiến lại gần, ếch ngóc đầu và phóng lưỡi ra như một tia chớp dính lấy con mồi, cuốn ngay vào miệng rồi nuốt chửng con mồi.

Hiện nay thức ăn cho ếch sử dụng trong những mô hình nuôi ếch thương phẩm hoàn toàn là thức ăn công nghiêp loại dành cho cá giống, cá da trơn, cá rô phi: có hàm lượng đạm từ 22-40%.

Khi cho ếch ăn, thức ăn phải được rãi đều khắp bể nuôi, tránh cho ếch ăn tập trung một chỗ, ếch giành thức ăn sẽ cắn nhau. Cho ếch ăn nhiều lần trong ngày. Ếch ăn mạnh vào lúc chiều tối và đêm nên ban ngày cho ếch ăn ít, tập trung thức ăn vào tối và đêm cho ếch. Định kỳ bổ sung thêm vitamin C, men tiêu hóa để giúp ếch tăng cường sức khỏe hạn chế dịch bệnh và tiêu hóa tốt thức ăn.Ngoài ra cũng cần phải lựa chọn khích cỡ thức ăn và hàm lương đạm cho phù hợp với sự phát triển của ếch.

Sinh trưởng: Ếch có chu kỳ sống 3 giai đoạn:

– Nòng nọc (Từ khi nở đến khi mọc đủ 4 chân, khoảng 21 – 28 ngày) giai đoạn này ếch sống hoàn toàn trong môi trường nước, ăn các loài động vật phù du có trong môi trường nước nuôi, hoặc thức ăn bổ sung như trùn chỉ, cám nhuyễn…

– Ếch giống (2g – 50g): Thích sống trên cạn, gần nơi có nước, ăn thức ăn tự nhiên: côn trùng, cá nhỏ, giun, ốc hoặc sử dụng thức ăn dạnh viên. Ở giai đoạn này ếch ăn thịt lẫn nhau khi thiếu thức ăn hoặc thức ăn không đủ đạm.

– Ếch trưởng thành (200g – 300g): Từ 8-10 tháng tuổi, ếch đã trưởng thành và có thể thành thục sinh sản.

Sinh sản: Sinh sản chính là vào mùa mưa (tháng 5 – 11). Số lượng trứng một lần sinh sản từ 1.000 – 4.000 trứng/ếch cái và ếch có thể đẻ 3 – 4 lần trong năm, thời gian tái thành thục của ếch cái từ 3 – 4 tuần. Ếch cái cõng ếch đực trên lưng, tìm đến bờ nước để đẻ. Ếch cái đẻ đến đâu, ếch đực ngồi trên lưng tưới tinh đến đó, sự thụ tinh xảy ra bên ngoài cơ thể. Trứng tập trung thành từng đám nổi trên mặt nước. Trứng ếch hình tròn (nhỏ hơn trứng cá chép), có 2 phần trắng đen rõ rệt, một nửa hình cầu màu đen hướng lên trên, gọi là cực động vật, một nửa sau màu trắng hướng xuống dưới. Trứng phát triển thành bào thai, sau 7-10 ngày nở thành nòng nọc (thở bằng mang như cá). Nòng nọc phát triển 30-40 ngày sau, 2 chân sau mọc ra, rồi 2 chân trước, đuôi rụng, mang teo dần rồi xuất hiện phổi trở thành ếch con rồi trưởng thành.

Efarm là doanh nghiệp về cung ứng các loại thức ăn chăn nuôi thủy sản có chất lượng cao trên thị trường Việt Nam. Thức ăn cho ếch nói riêng và thức ăn thủy sản nói chúng là một trong những ngách sản phẩm mà chúng tôi đặc biệt tập trung chú trọng và phát triển, đảm bảo mang đến cho vật nuôi nguồn dinh dưỡng tốt nhất, phù hợp với từng giai đoạn phát triển của vật nuôi, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi.

Các tin tức liên quan

Chăn nuôi Cút ít rủi do hơn các loại gia cầm khác: Vốn đầu tư ít, quay vòng vốn nhanh, lợi nhuận ổn định và ít biến động. Thời gian để có Cút thịt là 30 ngày và  cho trứng cút là 42 ngày. Thêm vào đó thịt trứng Cút có giá trị dinh dưỡng và được người tiêu dùng ưa chuộng.
Chăn nuôi vịt/ngan là mô hình kinh tế triển vọng ở nhiều địa phương, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi do Vịt có tốc độ sinh trưởng ngắn, thích nghi với điều kiện thời tiết, môi trường...Tuy nhiên người chăn nuôi cần nắm rõ các vấn đề:
Giai đoan cai sữa, heo con phải trải qua những yếu tố stress do môi trường thay đổi như chuyển đến khu sau cai sữa, tách khỏi heo mẹ
English EN Vietnamese VI