Các mô hình nuôi ếch thương phẩm

Nuôi ếch trong bể xi măng/bể bạt: Với mô hình nuôi ếch này, người chăn nuôi dễ kiểm soát số lượng, dịch bệnh trên ếch, có thể tận dụng đất dư thừa trong vườn làm bể hoặc chuồng heo đã bỏ nuôi để nuôi ếch. Nhược điểm: Không gian chật hẹp, phải thay nước định kỳ.

Chuẩn bị bể/chuồng nuôi: Bể nuôi ếch có diện tích trung bình 6-30m2 (2×3, 2×5, 3×5, 4×6, 5x6m), độ cao 1,2-1,5m, có lưới đậy để tránh ếch nhảy ra, hạn chế ánh nắng trực tiếp và làm tăng nhiệt độ. Đồng thời, tránh kẻ thù gây hại như: rắn, mèo, chuột, chim. Đáy bể nên có độ nghiêng 50 để dễ thay nước. Chú ý, bể nuôi ếch không nên che mát hoàn toàn. Mực nước trong bể nuôi khống chế ngập 1/2 – 2/3 thân ếch. Nên thường xuyên phun nước tưới cho ếch, nhất là vào lúc trưa nắng. Trong bể nuôi nên làm giá thể: Lục bình, rau muống (trong ao) hoặc phao, tấm nhựa nổi, bè tre, tấm nilon đục lỗ…nổi trên mặt nước đủ cho tất cả ếch trong bể ăn mồi, nghỉ ngơi. Lưu ý giá thể không vượt quá 2/3 – ½ chuồng/ao nuôi. Thiết kế hệ thống cấp thoát nước cho ếch.

Nuôi ếch trong ao đất: Thích hợp vùng ven đô thị hoặc nông thôn, nơi có diện tích lớn. Ưu điểm của mô hình nuôi: Không gian rộn, không cần thay nước định kỳ, ếch có nhiều chỗ ẩn nấp. Nhược điểm: Khó kiểm soát số lượng đàn ếch và dịch bệnh.

Chuẩn bị ao: Diện tích từ 30-300m2 (4×8, 5×10, 10x20m…) phủ bạt hoặc ninol nếu ao không giữ được nước. Thông thường mô hình này được thiết kế theo dạng ao nổi, hoặc nửa nổi, nửa chìm. Có thể xây tường gạch, lưới, tôn, phèn tre…dào xung quanh ao 1-1.2m để tránh ếch nhảy ra ngoài. Mực nước ao 20-30cm có ống thoát nước, nên đặt ống cấp nước và thoát nước riêng biệt ở hai bờ đối diện nhau theo chiều dài của ao. Tạo các giá thể cho ếch lên cạn ở (bè tre, gỗ, xốp…). Nên thả rau muống, lục bình làm nơi cư trú cho ếch. Diện tích giá thể từ 50 – 70% diện tích ao nuôi.

Nuôi ếch trong giai, đăng, quầng, lồng bề: Thích hợp vùng có ao hồ lớn vừa có thể nuôi ếch kết hợp nuôi cá. Ưu điểm: Không gian rộng dễ kiểm soát được số lượng, không cần thay nước định kỳ nhưng khó kiểm soát được dịch bệnh.

 Nuôi trong giai: Giai có kích thước 6-50m2, có đáy, treo trong ao (2×3, 4×5, 5×10) chiều cao 1-1.2m, ngập nước khoảng 20-30cm. Vật liệu là túi nylon, giai có nắp, tạo giá thể cho ếch lên cạn cư trú.

Nuôi trong đăng quầng: Kích thước lớn hơn giai (100-500m2) dùng lưới nylon, phèn tre bao quanh một phần diện tích trong ao, bên dưới không có đáy như giai, thả lục bình, rau muống, bè tre làm nơi cư trú cho ếch.

Chọn và thả giống: Chọn ếch giống cỡ 5-10g/con, khỏe mạnh, linh hoạt, màu sắc đậm, không nhiễm bệnh hay bị dị tật, đồng đều về kích cỡ. Thời gian thả: lúc trời mát (buổi sáng hoặc buổi chiều). Tắm ếch bằng nước muối 3‰ từ 10-15 phút trước khi thả nuôi.

Mật độ thả nuôi: + Tháng thứ nhất:  150-200 con/m2.

                               + Tháng thứ hai:    100-150 con/m2.

                               + Tháng thứ ba:     80-100 con/m2

Chăm sóc và quản lí Ếch: Thường xuyên san thưa và phân cỡ ếch giống để tránh trường hợp con lớn ăn con nhỏ.Hằng ngày theo dõi mọi hoạt động của ếch: Mức ăn, tốc độ lớn, tình hình bệnh để kịp thời xử lý khi có tình huống xảy ra. Định kỳ hàng ngày nên thay nước, vệ sinh bể nuôi. Người chăn nuôi cần chú ý thường xuyên trộn men tiêu hóa + vitamin giúp ếch tăng sức đề kháng và phòng bệnh đường ruột. Có thể định kỳ 7 ngày dùng Iodine để tắm ếch với liều lượng 1ml/1m3 nước (ngâm qua đêm).

Thu hoạch sau mỗi vụ nuôi: Sau khi thả giống nuôi được 2,5-3 tháng ếch đạt 150-300g/con (ếch Thái) thì có thể tiến hành thu hoạch bán ếch thịt. Cho ếch ngừng ăn trước khi thu hoạch 10-12 giờ. Tháo cạn nước trong bể nuôi rồi dùng vợt xúc hoặc thu bằng tay. Dùng hộp xốp có lỗ thông hơi và bèo tây hoặc dùng túi nilông có nước để vận chuyển ếch. Vợt xúc, các dụng cụ dùng để chứa đựng ếch phải nhẵn, hạn chế bị sây sát.

Efarm là doanh nghiệp về cung ứng các loại thức ăn chăn nuôi thủy sản có chất lượng cao trên thị trường Việt Nam. Thức ăn cho ếch nói riêng và thức ăn thủy sản nói chúng là một trong những ngách sản phẩm mà chúng tôi đặc biệt tập trung chú trọng và phát triển, đảm bảo mang đến cho vật nuôi nguồn dinh dưỡng tốt nhất, phù hợp với từng giai đoạn phát triển của vật nuôi, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi.

Các tin tức liên quan

Chăn nuôi Cút ít rủi do hơn các loại gia cầm khác: Vốn đầu tư ít, quay vòng vốn nhanh, lợi nhuận ổn định và ít biến động. Thời gian để có Cút thịt là 30 ngày và  cho trứng cút là 42 ngày. Thêm vào đó thịt trứng Cút có giá trị dinh dưỡng và được người tiêu dùng ưa chuộng.
Chăn nuôi vịt/ngan là mô hình kinh tế triển vọng ở nhiều địa phương, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi do Vịt có tốc độ sinh trưởng ngắn, thích nghi với điều kiện thời tiết, môi trường...Tuy nhiên người chăn nuôi cần nắm rõ các vấn đề:
Giai đoan cai sữa, heo con phải trải qua những yếu tố stress do môi trường thay đổi như chuyển đến khu sau cai sữa, tách khỏi heo mẹ
English EN Vietnamese VI