Một số bệnh thường gặp trong chăn nuôi Gà

1. Bệnh do VIRUT NEWCASTLE – Dịch tả gà

Nguyên nhân: Bệnh do vi rút Paramyxovirurt gây nên, bệnh có tỷ lệ chết cao và lây lan nhanh qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc trực tiếp, bệnh có thể xảy ra ở bất cứ giai đoạn nào của gà.

Triệu chứng: Gà sốt cao, giảm ăn

– Triệu chứng hô hấp: Hen khẹc, vẩy mỏ, đau mắt, chảy nước mắt, nước mũi, mào tích tím bầm, gà hen ngáp, rướn cổ để thở, phát ra tiếng “tooc” đặc trưng.

– Triệu chứng tiêu hóa: Gà chướng diều chứa thức ăn không tiêu, dốc ngược gà thấy dịch nhớt chảy ra từ miệng. Gà tiêu chảy phân xanh -trắng.

– Triệu chứng thần kinh: Gà ngoẹo đầu, đi giật lùi, vòng tròn, mổ không trúng thức ăn, co giật khi có kích thích. Gà liệt chân, liệt cánh, liệt cổ, đi lại khó khăn. Gà đẻ: giảm đẻ từ 10-60%, giảm chất lượng trứng (trứng vỏ mỏng, đổi màu vỏ,…)

Bệnh tích: Xuất huyết ở lỗ đổ ra của dạ dày tuyến (lỗ tuyến). Ruột non xuất huyết, viêm, trong trường hợp bệnh kéo dài, có thể có những nốt loét hình tròn, hình bầu dục, cúc áo. Trường hợp bệnh nặng nốt loét có thể lan xuống ruột già, trên bề mặt nốt loét phủ một lớp màng giả. Gà đẻ:

 Triệu chứng thần kinh           Xuất huyết dạ dày         Xuất huyết buồng trứng         Xuất huyết tại ruột

Phòng bệnh: Vệ sinh Đảm bảo vệ sinh chuồng trại, phun sát trùng định kỳ, dùng vaccine phòng bệnh theo lịch khuyến cáo, bổ sung tiêu hóa theo đường uống hoặc trộn thức ăn hàng ngày để tăng cường khả năng tiêu hóa, hấp thu và chuyển hóa thức ăn giúp giảm mùi hôi chuồng nuôi, giảm tiêu chảy, nâng cao năng suất chăn nuôi. Bổ sung các loại vitamin, thuốc bổ khi cần thiết nhằm nâng cao sức đề kháng như: tăng lực, chống stress, bổ gan thận.

Điều trị bệnh: Bệnh do virus gây ra nên không có thuốc đặc trị. Tuy nhiên có thể áp dụng các biện pháp sau đây để giảm thiểu thiệt hại do bệnh gây ra. Vệ sinh chuồng nuôi định kỳ, phun khử khuẩn trong suốt thời gian xử lý dịch. Dùng vaccine khẩn cấp Dùng ngay khi có dấu hiệu. Bổ trợ bằng thuốc, khánh sing, men tiêu hóa, vitamin dùng liên tục đến khi phục hồi, giúp tăng lực nhanh, tăng sức đề kháng, giải độc gan thận cấp và phục hồi thể trạng

2. Bệnh GUMBORO – Viêm túi huyệt truyền nhiễm

Nguyên nhân: Do virus thuộc họ Birnaviridae gây nên, tác động vào túi Fabricius gây suy giảm miễn dịch ở gà. Bệnh có thể lây lan trực tiếp qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp qua các dụng cụ chăn nuôi, chuồng nuôi, con người, động vật, thức ăn. Yếu tố truyền lây gián tiếp: Bọ cánh cứng.

Triệu chứng: Gà có biểu hiện bệnh sau khi ủ bệnh 2-3 ngày, bệnh tiến triển nhanh sau 6-8 giờ kể từ khi xuất hiện con ốm đầu tiên. Gà có dấu hiệu hoảng loạn. Cơ vùng hậu môn co bóp nhanh, mạnh, không bình thường giống như gà có phản xạ muốn đi ngoài nhưng không thực hiện được. Sốt cao, run rẩy, ủ rũ, xù lông, nằm tụ thành đám. Tiêu chảy phân loãng, lúc đầu có màu trắng ngà sau đó chuyển dần sang màu vàng trắng, xanh vàng đôi khi lẫn máu. Sau 2-3 ngày có thể thấy nền chuồng bị ướt nhanh do gà bị tiêu chảy nặng. Tỷ lệ chết từ 5-80% phụ thuộc vào mức độ bội nhiễm các bệnh khác. Đặc trưng về tỷ lệ chết: sau khi xuất hiện triệu chứng, tỷ lệ chết bắt đầu tăng cao từ ngày thứ 3, thứ 4 và duy trì tỷ lệ chết cao đến ngày thứ 9 tỷ lệ chết bắt đầu giảm và dừng chết.

Bệnh tích: Xuất huyết thành vệt, thành dải ở cơ đùi, cơ ngực. Túi Bursa sưng to gấp 2-3 lần bình thường ở giai đoạn đầu (3-4 ngày đầu), sau đó teo nhỏ dần (sau 5-8 ngày) ở những con hồi phục. Bên trong túi Fabricius có dịch, xuất huyết hoặc có bã đậu. Xuất huyết giữa dạ dày tuyến và dạ dày cơ. Thận sưng to, bên trong tích nhiều muối urat.

  Tiêu chảy phân kem             Xuất huyết giữa dạ dày             Xuất huyết vệt                   Xuất huyết

Phòng bệnh: Vệ sinh Đảm bảo vệ sinh chuồng trại, phun sát trùng định, dùng vaccine phòng bệnh theo lịch vaccine khuyến cáo. Bổ trợ men tiêu hóa, thuốc bổ vitamin định kỳ để tăng cường khả năng tiêu hóa, hấp thu và chuyển hóa thức ăn giúp giảm mùi hôi chuồng nuôi, giảm tiêu chảy, nâng cao năng suất chăn nuôi, nâng cao sức đề kháng.

Điều trị bệnh: Bệnh do virus gây ra nên không có thuốc đặc trị. Tuy nhiên có thể áp dụng các biện pháp sau đây để giảm thiểu thiệt hại do bệnh gây ra. Vệ sinh phun khử khuẩn định kỳ chuồng nuôi, phun 1 lần/ngày trong suốt thời gian xử lý dịch. Diệt vật chủ trung gian: bọ cánh cứng, ruồi,… Bổ trợ (xử lý triệu chứng của bệnh) Gan thận sung: giúp tăng lực, tăng sức đề kháng, giải độc gan thận cấp và phục hồi thể trạng. Gà sốt cao: DECOLVET liều 1 g/lít nước, dùng 2-3 lần/ngày, dùng liên tục 3 ngày, giúp hạ sốt nhanh. Gà tiêu chảy mất nước, xuất huyết: TONIC VIT C liều 1 g/lít nước uống, SOLVI-K cho uống theo nhu cầu để cung cấp năng lượng, điện giải, tăng sức đề kháng, bổ sung kháng sinh phòng.

3. Hội chứng phù đầu do Virus trên Gà – APV

Nguyên nhân: Hội chứng sưng phù đầu trên gà do virus gây ra bởi Avian metapneumovirus (aMPV). Bệnh có thể xảy ra trên mọi lứa tuổi nhưng thường trên gà từ 4-6 tuần tuổi. Bệnh thường gây các triệu chứng nhẹ và nhanh chóng mất đi (7-10 ngày) song đây lại là nguyên nhân tiên phát cho các mầm bệnh khác như E.coli, Coryza, IB, xâm nhập và gây bệnh.

Triệu chứng: Bệnh thường xảy ra do mật độ chăn nuôi cao và quản lý, vệ sinh chuồng trại, an toàn sinh học kém. Giai đoạn đầu (24 giờ đầu tiên): Gà hắt hơi, chảy nước mũi, viêm kết mạc mắt, chảy nước mắt có bọt. Tắc nghẹt mũi, gà ngứa mặt, thường dùng chân để gãi. Hen, khẹc, thở khó, có âm rale khí quản. Sưng phù đầu-mặt, bắt đầu từ xung quanh vùng mắt đến hết đầu. Nếu bị kế phát với E.coli: Hiện tượng sưng phù đầu-mặt trở nên nghiêm trọng hơn nhiều. Viêm mí mắt, mù mắt. Gà đẻ: Giảm sản lượng trứng. Chu kỳ của bệnh khoảng từ 7-10 ngày, tuy nhiên gà chết thường do độ thông thoáng và vệ sinh chuồng nuôi kém.

    Sưng quanh mắt             Phù đầu, chảy nước mắt        Mủ dưới da đầu             Xuất huyết thanh quản

Bệnh tích: Xuất huyết điểm ở trên đoạn đầu thanh quản. Viêm tạo fibrin màu vàng dưới da má, da đầu.

Phòng bệnh: Vệ sinh Đảm bảo vệ sinh chuồng trại, phun sát trùng định kỳ chuồng để sát trùng, hút ẩm và hạn chế mầm bệnh. Đảm bảo thông thoáng chuồng trại, mật độ nuôi hợp lý do bệnh có nguyên nhân tiên phát từ các yếu tố trên. Dùng vaccine phòng bệnh theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Bổ sung men tiêu hóa hàng ngày để tăng cường khả năng tiêu hóa, hấp thu và chuyển hóa thức ăn giúp giảm mùi hôi chuồng nuôi, giảm tiêu chảy, nâng cao năng suất chăn nuôi. Bổ sung các loại thuốc bổ khi cần thiết nhằm nâng cao sức đề kháng như: Tăng lực, chống stress bổ gan thận.

Điều trị bệnh: Bệnh do virus gây ra nên không có thuốc đặc trị. Tuy nhiên có thể áp dụng các biện pháp sau đây để giảm thiểu thiệt hại do bệnh gây ra. Tách riêng các cá thể sưng mặt ra khỏi đàn, đưa ra khu vực thoáng khí. Tăng độ thông thoáng và nâng cao vệ sinh chuồng nuôi. Phun thuốc khử khuẩn trong suốt thời gian xử lý dịch. Dùng Vaccine-kháng sinh phòng trị kế phát Cá thể sưng mặt nặng. Bổ trợ Giải độc, tăng lực, giảm ho, long đờm dùng liên tục đến khi phục hồi

4. Bệnh tiêu chảy do E.COLI trên Gà.

Nguyên nhân: Do vi khuẩn Escherichia coli (E.coli) gây ra. Bệnh lây qua trứng: Vi trùng E.Coli từ buồng trứng gà mẹ nhiễm bệnh lây trực tiếp vào trứng hoặc vi trùng có trong phân, máy ấp lây qua vỏ trứng dính phân gà đẻ hoặc nhiễm trùng vào trứng trong thời gian ấp.

Do các yếu tố quản lý, thức ăn, nước uống nhiễm khuẩn, chăm sóc không tốt gây stress cho gà (ammoniac, bụi, mật độ,… trong chuồng nuôi), kế phát sau các trường hợp viêm-nhiễm khuẩn đường hô hấp (CRD, Coryza,…) hoặc một số nguyên nhân gây suy giảm miễn dịch khác.

Triệu chứng: Do nhiễm trùng từ trứng: Gà con mới nở: rốn viêm, ướt, bụng sưng to, lòng đỏ không tiêu, chết trong vòng vài ngày sau khi nở.

Bệnh do nhiễm trùng từ chuồng trại, thức ăn, nước uống sau khi thả nuôi: Gà phát bệnh sau ngày thả nuôi 1-2 tuần với triệu trứng: Sốt, uống nhiều nước, khó thở, sưng mắt, kém ăn, lờ đờ, ủ rũ, tiêu chảy phân vàng xanh, phân trắng, phân vàng, lẫn bọt khí. Sưng khớp có thể xảy ra. Gà đẻ: tỷ lệ đẻ giảm, gà kém ăn, gầy yếu.

Bệnh tích: Gà con: túi lòng đỏ không tiêu, có màu, mùi bất thường. Rốn viêm, sưng, viêm xoang bụng. Trường hợp bệnh nặng: phủ màng fibrin màu trắng hoặc vàng ở bao tim, gan, màng ruột, túi khí. Túi khí viêm, có mủ vàng. Ruột viêm, mỏng, xuất huyết có nhiều dịch, có thể có khí, buồng trứng, ống dẫn trứng viêm.

Túi lòng đỏ không tiêu         Phủ màng nội quan            Viêm túi khí                           Viên rốn

Phòng bệnh: Chọn trứng sạch để ấp và sát trùng máy ấp trước khi ấp. Vệ sinh Đảm bảo vệ sinh chuồng trại, phun sát trùng định lên chất độn chuồng, chuồng nuôi để sát trùng, hút ẩm và hạn chế mầm bệnh. Đảm bao thức ăn luôn được mới, không rơi vãi, ẩm mốc. Dùng thuốc phòng bệnh, bổ trợ hàng ngày để tăng cường khả năng tiêu hóa, hấp thu và chuyển hóa thức ăn. Bổ sung các loại thuốc bổ khi cần thiết nhằm nâng cao sức đề kháng như: tăng lực, chống stress

Điều trị bệnh: Vệ sinh chuồng nuôi, hệ thống máng ăn, uống. Đảm bảo thức ăn luôn được mới, không rơi vãi, ẩm mốc. Cá thể nặng dùng thuốc điều trị. Toàn đàn sử dụng thuốc phòng phục hồi thể trạng, lông nhung đường ruột, tăng cường hấp thu dinh dưỡng, tăng sức đề kháng, giải độc gan thận cấp và phục hồi thể trạng.

5. Bệnh do nhiễm SALMONELLA trên Gà (Bệnh bạch ly (Pullorum disease)

Nguyên nhân: Bệnh do Salmonella pullorum, gây bệnh trên gà nhỏ (dưới 3 tuần tuổi)

Triệu chứng:: Trứng nhiễm bệnh có thể bị chết phôi hoặc chết trước khi nở, nếu nở ra cũng ốm yếu và chết ngày sau đó. Gà con mắc bệnh ốm yếu, xù lông, xã cánh, bụng xệ, đứng tập chung dưới nguồn nhiệt, rốn viêm, tiêu chảy phân trắng, phân dính bết vào hậu môn.

Bệnh tích: Lòng đỏ không tiêu, có màu vàng xám hôi thối. Gan, lách, thận sưng to, tụ máu, đôi khi xuất hiện các u màu trắng trên phổi.

          Tiêu chảy phân trắng dính đít                                         Túi lòng đỏ không tiêu

6. Bệnh thương hàn Gà

Nguyên nhân: Bệnh do Salmonella gallinarum gây bệnh trên gà trưởng thành.

Triệu chứng: Vật nuôi mệt mỏi, ủ rũ, xù lông, giảm tính thèm ăn, tiêu chảy, suy nhược, mất nước. Ở gà đẻ: sản lượng trứng giảm, khả năng ấp nở giảm, vỏ trứng xù xì, dính máu đỏ ở vỏ, lòng đỏ có máu.

Bệnh tích: Gan, lách sưng với các ổ hoại tử nhỏ, viêm buồng trứng, dị hình, có màu vàng nâu, xanh đen, ống dẫn trứng, nang trứng méo mó, dị hình và dễ vỡ ở ống dẫn trứng làm tắc ống dẫn trứng và tích lại bên trong xoang bụng làm xệ bụng xuống.

Phòng bệnh: Vệ sinh Đảm bảo vệ sinh chuồng trại, phun sát trùng định kỳ. Kiểm soát nhiệt độ chuồng nuôi trong giai đoạn úm, đảm bao thức ăn luôn được mới, không rơi vãi, ẩm mốc. Dùng thuốc phòng bệnh. Bổ sung các loại thuốc bổ khi cần thiết nhằm nâng cao sức đề kháng như: tăng lực, chống stress.

Trị bệnh: Vệ sinh, phu khử khuẩn trong suốt thời gian xử lý dịch. Kiểm soát nhiệt độ chuồng nuôi trong giai đoạn úm, đảm bao thức ăn luôn được mới, không rơi vãi, ẩm mốc. Dùng thuốc điều trị, theo khuyến cáo nhà sản xuất, bổ trợ để phục hồi lông nhung đường ruột, tăng cường hấp thu dinh dưỡng giúp tăng lực nhanh, tăng sức đề kháng, giải độc gan thận cấp và phục hồi thể trạng.

7. Bệnh do nhiễm ký sinh trùng, nấm

Bệnh cầu trùng trên Gà

Nguyên nhân: Bệnh do Eimeria spp gây ra. Trên gà, có 9 chủng cầu trùng gây bệnh trong đó có 6 chủng chủ yếu lưu hành tại Việt Nam.

Triệu chứng: Gà ủ rũ, bỏ ăn, đứng túm tụm lại. Cầu trùng ruột non: Đi phân trắng lỏng, phân sống, phân cà chua, phân sáp, xác gà gầy. Cầu trùng manh tràng: Phân lẫn máu tươi hoặc gà đi trực tiếp ra máu tươi, xác chết béo.

Bệnh tích: Tùy loại cầu trùng ký sinh gây bệnh mà khi mổ khám có thể thấy các bệnh tích sau: Ruột non có các điểm trắng, điểm đỏ, đoạn giữa niêm mạc trương to, niêm mạc dày lên, trong ruột non có nhiều dịch nhầy màu cam có thể lẫn máu (nhiều hay ít tùy thuộc vào mức độ nhiễm), niêm mạc có xuất huyết điểm, manh tràng xuất huyết điểm, chất chứa lẫn máu.

Tiêu chảy phân lẫn máu  Chấm trắng ở ruột non      Manh tràng xuất huyết     Ruột non xuất huyết

Phòng bệnh: Vệ sinh Đảm bảo vệ sinh chuồng trại, phun sát trùng định kỳ, đảm bảo chuồng trại luôn khô ráo, thông thoáng và hạn chế mầm bệnh. Bổ sung vitamin, thuốc bổ theo khuyến cáo để tăng cường khả năng tiêu hóa, hấp thu và chuyển hóa thức ăn giúp giảm mùi hôi chuồng nuôi, giảm tiêu chảy, nâng cao năng suất chăn nuôi.

Trị bệnh: Vệ sinh phun khử khuẩn trong suốt thời gian xử lý dịch. Thay chất độn chuồng mới hoặc bổ sung thêm, đảo chất độn chuồng để đảm bảo khô ráo, không ẩm ướt, hạn chế mầm bệnh. Dùng điều trị cầu trùng theo khuyến cáo của kỹ thuật, và phù hợp từng vùng. Bổ trợ phục hồi, giúp tăng lực nhanh, tăng sức đề kháng và giải độc gan thận cấp, tăng cường chuyển hóa. Men hiêu hóa kích thích tái tạo niêm mạc, lông nhung đường ruột.

8. Nấm diều ở gà

Nguyên nhân: Do nấm Candida albicans gây ra. Bình thường loại nấm men này sống trong đường tiêu hóa gà nhưng không gây bệnh, khi cơ thể suy yếu do mắc bệnh hoặc do vệ sinh kém, thiếu dinh dưỡng hoặc sử dụng liên tục kháng sinh lâu ngày. Nấm Candida albicans phát triển mạnh trong họng, diều, mề và làm hư hại lớp niêm mạc dẫn đến nhiễm trùng đường tiêu hóa bao gồm họng, thực quản, diều, mề ruột non. Gà bệnh thường chết do suy nhược, gà khỏi bệnh sau điều trị sẽ chậm lớn, tiêu tốn nhiều thức ăn.

Triệu chứng: Gà giảm ăn, diều to bất thường, nôn ộc ra thức ăn có chất nhầy hôi thối, có mùi chua, phân sống, chướng diều, chậm tiêu.

Bệnh tích: Diều to, tích nhiều nước, có mùi chua. Niêm mạc miệng, diều, thực quản, ruột phủ màng giả, loét hoặc xuất hiện các nốt nấm màu trắng. Niêm mạc dạ dày cơ xuất hiện vết loét.

9. Nấm phổi, nấm nội tạng trên gà

Nguyên nhân: Do nấm Aspergillus fumigatus và Aspergillus flavus gây ra.

Bệnh tích: Các u nấm rắn, màu vàng, trắng hoặc xám có thể hình thành ở phổi, túi khí, khí quản, trên bề mặt nội tạng. Ở trên lớp màng phổi, màng phúc mạc nấm có thể phát triển thành lớp màng màu xanh xám. Màng nấm này cũng có thể thấy ở trứng gà ấp bị nhiễm nấm

Phòng bệnh: Vệ sinh Đảm bảo vệ sinh chuồng trại, phun sát trùng định kỳ. Chế độ dinh dưỡng hợp lý. Sử dụng kháng sinh hợp lý. Loại bỏ các yếu tố gây stress cho gà như: quá sáng, quá dày, quá nóng… xử lý nguồn nước hang, sát trùng chất độn chuồng (trấu…), giấy lót nền cẩn thận trước khi đưa vào dùng cho gà úm. Dùng thuốc phòng định kỳ, hoặc giai đoạn ẩm độ cao, sau khi dùng kháng sinh phổ rộng dài ngày. Bổ sung vitamin hàng ngày để tăng cường khả năng tiêu hóa, hấp thu và chuyển hóa thức ăn. Bổ sung các loại thuốc bổ khi cần thiết nhằm nâng cao sức đề kháng như: tăng lực, chống stress.

Trị bệnh: Vệ sinh, phun thuốc sát trùng trong suốt thời gian xử lý dịch. Dùng thuốc Trộn thức ăn điều trị nấm phổi, nấm phủ tạng. Bổ trợ vitamin, thuốc bổ tăng lực nhanh, tăng sức đề kháng, giải độc gan thận cấp và phục hồi thể trạng

            Nấm diều                Niêm mạc diều phủ màng      Nấm trắng trên phổi          Gà khó thở

10. Hội chứng tích nước xoang bụng (Báng nước – ASCITES)

Nguyên nhân: Hội chứng tích nước xoang bụng (báng nước) là căn bệnh không truyền nhiễm, nguyên nhân chủ yếu liên quan đến vấn đề quản lý chăm sóc kém đặc biệt trên gà úm như: Chuồng nuôi thông thoáng kém, thiếu oxy, nồng độ khí thải (CO , CO, NH ) cao, stress lạnh,… hoặc gà thịt có tốc độ tăng trưởng 2 3 nhanh, ở các vùng địa lý cao, không khí loãng. Ngoài ra một số nguyên nhân khác như: Trúng độc muối cấp tính, khẩu phần ăn không phù hợp (thừa năng lượng, thiếu vitamin C, vitamin E, phosphorus, Selenium,…), các bệnh nấm phổi, mycotoxin, leucosis,… cũng có thể gây ra hiện tượng tích nước trong xoang bụng.

Triệu chứng: Tỷ lệ mắc từ 1-5%, tỷ lệ chết từ 1-2%, tuy nhiên ở những vùng cao, không khí loãng tỷ lệ chết có thể lên tới 30%. Thường gà chỉ chết do bội nhiễm vi khuẩn: E.coli, Salmonella, Mycoplasma,… Nếu mắc trong giai đoạn úm: biểu hiện bệnh rõ vào giai đoạn 5-25 ngày tuổi, Gà con chậm lớn, khó thở, yếu dần, bụng sệ do tích nước. – Gà thịt trong giai đoạn tăng trưởng nhanh: Một số cá thể lớn chết đột ngột trước khi nhìn thấy triệu chứng bệnh. Có thể xuất hiện triệu chứng tím tái ở một số vùng da xa tim (bụng, hậu môn, mào, tích…)

      Tim phình to             Bụng gà phình, tích dịch       Gan sưng, xuất huyết          Tích dịch xoang bụng

Bệnh tích: Xác gà thường gầy nhưng bụng to do tích nước, phù nề dưới da, tim phình to, cơ tim bên phải dày lên, màng bao tim tích nước. Xoang bụng tích dịch trong màu vàng, có thể chứa các sợi fibrin. Gan, thận sưng, sung huyết, nếu kế phát vi khuẩn E.coli, Salmonella có thể bị bao phủ bởi lớp màng fibrin

Phòng bệnh: Vệ sinh Thực hiện tốt các bước quản lý, chăm sóc, đặc biệt là trong giai đoạn úm: Kiểm soát nhiệt độ, thông thoáng chuồng nuôi. Giảm thiểu nồng độ khí thải: NH3, CO, CO2, H2S, dinh dưỡng, chế độ ăn, chất lượng thức ăn (nấm mốc, mycotoxin). Đảm bảo vệ sinh chuồng trại, phun sát trùng định kỳ hạn chế mầm bệnh. Sử dụng kháng sinh phòng, bổ trợ để tăng cường khả năng tiêu hóa, hấp thu và chuyển hóa thức ăn giúp giảm mùi hôi chuồng nuôi, giảm tiêu chảy, nâng cao năng suất chăn nuôi. Bổ sung các loại thuốc bổ khi cần thiết nhằm nâng cao sức đề kháng như: tăng lực, chống stress.

Trị bệnh: Tìm hiểu nguyên nhân chính: Do nhiệt độ, thông thoáng, bệnh hay dinh dưỡng để giải quyết đúng căn nguyên bệnh: Tăng độ thông thoáng, tăng lưu thông oxy trong chuồng, giảm thiểu khí thải chuồng nuôi, điều chỉnh lại mật độ nuôi phù hợp. Điều chỉnh nhiệt độ phù hợp theo giai đoạn phát triển của gà. Kiểm tra chất lượng thức ăn: Nấm mốc, Mycotoxin. Vệ sinh Loại thải những cá thể đã bị tích nước trong xoang bụng. Phun khử khuẩn định kỳ chuồng nuôi, bổ sung thuốc bổ, vitamin, khoáng chất để tăng tính bền thành mạch, hạn chế thẩm thấu dịch, chống xuất huyết, tăng lực, giải độc cấp cho vật nuôi, dùng liên tục. Điều trị dự phòng dùng thuốc điều trị.

Các dịch vụ liên quan

English EN Vietnamese VI