Nhận biết bệnh viêm khí quản truyền nhiễm trên Gà – ILT

Bệnh viêm khí quản truyền nhiễm (ILT)  là 1 căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm với mức độ lây lan rất nhanh trong đàn. Nó xảy ra trên tất cả các loại gia cầm bao gồm: gà, gà tây, gà lôi,… Chim, ngỗng cũng có ghi nhận nhiễm bệnh tuy nhiên mức độ trầm trọng không cao. Thời gian ủ bệnh từ 6-12 ngày.

Nguyên nhân gây bệnh: Bệnh do virus  Gallid Herpes gây ra, virut có vỏ bọc dạng hình cầu, kích thước 120-130nm, cấu tạo DNA, sợi đôi. Biểu hiện đặc trưng bởi những tổn thương trên đường hô hấp. Bệnh có thời gian ủ từ  2 – 12 ngày và kéo dài trong 6 – 12 ngày. Mọi giống gà đều có thể lây nhiễm, nhưng gà trên 14 tuần tuổi có tỷ lệ mắc nhiễm cao hơn so với gà con. Tuy không lây sang người nhưng virus có thể bám trên quần áo, dụng cụ chăn nuôi để lây lan nhanh chóng và lây lan chủ yếu qua đường hô hấp hoặc mắt do tiếp xúc với gà bệnh

Cơ chế gây bệnh: Xâm nhập trực tiếp qua đường hô hấp, mắt hoặc lây gián tiếp qua dụng cụ chăn nuôi, ủng giầy dép, quần áo công nhân bị vấy nhiễm… Virut nhân lên trong các tế bào biểu mô thanh quản, khí quản, kết mạc mắt, xoang hô hấp, túi khí, phổi.. và phá hủy các mô bào  àGà chảy nước mắt, mũi, khò khè, đớp khí, viêm thanh quản.

sadasdasd
sadasdsadasdasdasdsad

 

  Thận sưng, xuất huyết         Xuất huyết khí quản                   Phổi xuất huyết                Gà khó hô hấp

 

Sức sống của virus gây bệnh:Virus có thể sống và hoạt tính mạnh khi đông lạnh, ở 550 C vi rút có thể tồn tại 10 – 15 phút, ở 380C virus có tồn tại 44h, ở 370C vi rút có thể tồn tại 48h và dễ bị diệt bởi ánh sáng mặt trời. Dễ bị tiêu diệt bởi các chất sát trùng như VIKON, BENKOSIS, HANIODIN, VINADIN ANTISEP …

Triệu chứng & bệnh tích

Khi gà mắc bệnh thường biểu hiện những triệu chứng sau:

– Gà có dấu hiệu suy hô hấp nặng, ho và sổ mũi, gà khó thở

– Gà con bị nhiễm bệnh có 2 thể khác nhau: Mắt bị nhiễm có chảy nước mắt và có âm ran khi thở

– Tỷ lệ % chết thấp và nếu chết là do không thở được

– Có thể tìm thấy màng màu tía ở gà đã chết, không có dấu hiệu thần kinh

– Gà đẻ  trứng giảm tỷ lệ đẻ từ 10 – 50% và trở lại bình thường khoảng 3 – 4 tuần sau

– Bệnh lây lan chậm hơn các bệnh như Newcastle (ND) và bệnh viêm phế quản truyền nhiễm (IB)

– Bệnh tích điển hình là sự xuất huyết điểm ở khí quản, thường 1/3 phía trên, đường hô hấp có nhiều dịch nhầy màu vàng.

Chuẩn bị chuồng trại: Ngâm dụng cụ chăn nuôi sau đó rửa lại bằng xà phòng 3%, vận chuyển chất độn chuồng ra ngoài, vệ sinh trần nền bằng xà phòng 3%, xử lý bên trong line nước bằng Intrahydrocare 2% ngâm trong 24 tiếng, vệ sinh bên trong đường ống cám bằng lúa (đã ngâm formol 10%). Xịt sát trùng APA Clean tỷ lệ 1:300 trong và ngoài khuôn viên trại, xịt nước vôi lên nền chuồng, tường, cống rãnh và lối đi

Điều trị bệnh: Sử dụng Vaccine phòng bệnh theo khuyến cáo nhà sản xuất phù hợp với từng giai đoạn phát triển của gà.

Các dịch vụ liên quan

English EN Vietnamese VI