Hàm lượng protein trong thức ăn Vịt thịt là yếu tố quan trọng nhất

Vịt thường được cho ăn như gà, nhưng những tiến bộ hiện đại về dinh dưỡng đã xác định hàm lượng protein là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến năng suất tăng trưởng và chi phí chăn nuôi vịt.

Các hướng dẫn về thức ăn cho vịt thường được sao chép từ sách dinh dưỡng cho gà. Mặc dù nghiên cứu về dinh dưỡng của vịt còn ít, đặc biệt là các nghiên cứu đã được công bố, việc cho vịt ăn theo đúng nhu cầu của vịt là cần thiết cho các mô hình chăn nuôi quy mô lớn để có thể thu được lợi ích đầy đủ từ việc nuôi loài gia cầm có lợi nhuận cao này.

 Thật vậy, vịt nuôi để lấy thịt không chỉ có giá trị cao nhất ở thị trường châu Á mà ở châu Âu và Hoa Kỳ xu hướng sản xuất thịt vịt xuất khẩu cũng ngày càng tăng và quan trọng nhất là cho tiêu thụ nội địa. Vì vậy, khi nuôi vịt trở thành một ngành kinh doanh phức tạp hơn, dinh dưỡng khẩu phần cần phù hợp với sự thay đổi này. Tiếp đó là, protein trong khẩu phần có lẽ là yếu tố quyết định chi phí thức ăn đầu tiên.

 Mức protein thô: Trong các hệ thống nuôi thâm canh và ở những nơi mà nguyên liệu giàu protein quá đắt tiền, hầu hết vịt được nuôi theo một khẩu phần duy nhất, từ mới nở đến khi xuất chuồng, với khoảng 14-15% protein thô. Mặc dù, điều này là đủ để vịt phát triển, nhưng nó sẽ làm chúng phát triển chậm lại đáng kể. Ví dụ, trong một nghiên cứu thương mại, vịt ăn khẩu phần chứa 16% protein thô (từ mới nở đến xuất chuồng) cần nhiều hơn 3 ngày để đạt được trọng lượng cơ thể tương đương so với vịt được cho ăn khẩu phần chứa 21% protein thô trong hai tuần đầu sau nở, và 16 phần trăm ở giai đoạn sau. Đây là một ví dụ điển hình cho thấy chế độ dinh dưỡng ban đầu tuyệt vời có thể giúp mang lại hiệu quả lâu dài. Một quan sát thú vị nữa đến từ các thí nghiệm cho ăn tự do: Người ta quan sát thấy rằng các vịt không chọn lọc theo giống cần khoảng 18% protein thô để tăng trưởng, trong khi các vịt được chọn lọc theo giống thì ít nhất 21% protein thô để thể hiện đầy đủ tiềm năng phát triển của chúng. Về mặt thực tế, giả sử chương trình cho ăn hai giai đoạn (0-14 và 14-42 ngày tuổi, với trọng lượng xuất là 3,2 kg) cho vịt thịt thương phẩm, với mức năng lượng chuyển hóa trung bình bằng 12-13 MJ / kg (2866 – 3105 kcal/kg), chúng ta có thể đề xuất các mức protein thô sau:

Thức ăn vịt lứa = 20-22 %

Thức ăn vịt vỗ béo = 17-19 %

Tất nhiên, đây là những hướng dẫn rất chung chung. Hệ số chuyển hóa thức ăn sẽ thay đổi tùy theo mức năng lượng thực tế, và do đó, chi phí cho mỗi kg tăng trưởng sẽ phụ thuộc vào chi phí trên mỗi MJ năng lượng trao đổi. Trong nhiều trường hợp, thức ăn rẻ nhất có thể không mang lại lợi nhuận cao nhất, trong khi, thức ăn giá vừa phải có thể là giải pháp tốt nhất. Ở đây cần nhấn mạnh rằng vịt có thể chịu được sự dao động khá lớn về mức năng lượng trong khẩu phần so với gà. Do đó, chúng có thể sử dụng được tỷ lệ cao hơn các nguyên liệu xơ, trong những điều kiện nhất định các nguyên liệu này có thể có giá khá hấp dẫn so với các loại nguyên liệu phổ biến như bắp và đậu nành.

Vì vịt được ưa chuộng nhiều về cả chất béo cũng như về thịt của chúng, nên cần có sự cân bằng tối ưu giữa hàm lượng mỡ và nạc trong thân thịt để đảm bảo sự chấp nhận của người tiêu dùng. Tỷ lệ năng lượng: Protein ảnh hưởng lớn đến sự cân bằng này, ở tất cả các giống, đặc biệt là trong giai đoạn vỗ béo. Khi tỷ lệ năng lượng:protein cao hơn (nhiều năng lượng hơn cho cùng một mức protein hoặc ít protein hơn), chất béo thân thịt tăng theo một cách tuyến tính. Trên thực tế, trong một số cơ sở chăn nuôi thương mại có sử dụng một bộ phương trình xác định năng lượng thực tế trong khẩu phần và mức protein cần thiết để đạt được thành phần thân thịt mong muốn. Có thể hình dung, cách làm này khá cụ thể đối với từng giống và hệ thống quản lý, nhưng nó có thể là một ví dụ về mức độ phức tạp của dinh dưỡng vịt.

Các dịch vụ liên quan

English EN Vietnamese VI